Những nhà giáo dục chẳng bao giờ đứng trên bục giảng
Thạc sĩ Tiến cho biết không thể phủ nhận nội dung giới thiệu trên TikTok thật sự hữu ích, vì thế thị trường này mới ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để tránh bị cuốn theo những lời giới thiệu không chất lượng thì người trẻ cần trang bị kỹ năng xử lý thông tin cần thiết.5 cầu thủ dính ma túy sẽ bị CLB Hà Tĩnh kỷ luật nặng
Nếu do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. Số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường.
Vì sao vợ chồng 'gần gũi' nhau nhiều hơn vào những kỳ nghỉ?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Giàng Thị Gầu (ngụ thôn 4, xã Cư San, H.M'Đrắk, Đắk Lắk) hiện là sinh viên năm 3 ngành kinh tế phát triển, Trường ĐH Tây Nguyên, sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em, nên hành trình theo đuổi "con chữ" gặp nhiều trắc trở."Gia đình có 8 anh chị em, mình là người con đầu tiên trong nhà được bước vào cổng trường đại học nhờ vào sự định hướng của các anh chị trong một dịp tham gia công tác xã hội ở địa phương", Gầu chia sẻ.Năm 2019, được nhiều người đánh giá có năng khiếu về sân khấu, Gầu đã tự tìm hiểu thông tin qua một người anh trong làng để vừa theo học cấp 3 vừa học nghệ thuật tại Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk. Thời gian này, Gầu bắt đầu tham gia làm tình nguyện viên CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột với mong muốn bản thân được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng, đồng thời giúp đỡ cho học sinh H'Mông trên địa bàn tỉnh. Sau khi học hết chương trình cấp 3, Gầu theo học tại Trường ĐH Tây Nguyên.Gầu kể thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cô phải lên rẫy để học trực tuyến (vì trên đồi cao mới có sóng). Bố đã dựng một lán trại nhỏ cho Gầu tiện học tập. "Đường đến rẫy phải băng qua một con sông nên bố làm bè tre để mình vượt sông. Lúc trời mưa, đường lầy lội khiến mình gặp nhiều khó khăn, có những ngày học tới tối muộn... Và đây cũng là câu chuyện thực tế mà mình luôn chia sẻ để truyền cảm hứng, động viên các em có thêm tinh thần học tập trong những chuyến làm công tác thiện nguyện", Gầu chia sẻ.Năm 2023, Gầu được bầu làm Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột. Ở cương vị mới, Gầu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm lớn hơn, tiếp xúc gần gũi và đặt mình vào vị trí các em học sinh để có thể cảm thông, thấu hiểu. Gầu cho biết đa số phụ huynh người H'Mông còn chưa chú trọng việc học của con cái. Việc gặp gỡ giữa học sinh với sinh viên sẽ tạo động lực cho các em phấn đấu bước vào cổng trường đại học, thông qua những trải nghiệm của anh chị sinh viên.Hành trình làm thiện nguyện trong những năm qua, Gầu cùng CLB đã bán hàng gây quỹ tại Đường sách Buôn Ma Thuột và thực hiện các chương trình như: "Trao em ấm", "Tết sinh viên H'Mông"… Dự kiến sang năm, Gầu cùng các thành viên CLB sẽ cố gắng tổ chức nhiều hơn các chương trình ý nghĩa giúp đỡ cho học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Gầu luôn mong muốn các em học sinh người H'Mông kiên trì theo đuổi con đường học tập để thoát nghèo, giúp ích cho gia đình và xã hội.Năm 2023, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng bằng khen cho Giàng Thị Gầu, Chủ nhiệm CLB Sinh viên H'Mông Buôn Ma Thuột, về thành tích xuất sắc trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng."Mình nghĩ bản thân và các bạn sinh viên cần cố gắng nhiều hơn để đạt thành tích tốt trong học tập. Mỗi người tự xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng. Từ đó, nhóm mới có thể tự tin đăng ký, xin phép địa phương mở lớp dạy học hỗ trợ cho các em về học tập và tiếp xúc với công nghệ...", Gầu bày tỏ.
Dân khổ khi công trình sửa đường quá ngổn ngang
Những ngày này, nông dân trồng hoa lay ơn tại các vùng trồng hoa tết ở Phú Yên rất nóng ruột vì hoa nở không kịp tết. Nỗi lo kép mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân nản lòng.Ông Nguyễn Văn Hoan (46 tuổi, ở TP.Tuy Hòa) trồng 2 sào hoa lay ơn đỏ nhưng do thời tiết lạnh kèm mưa suốt từ đầu tháng 11.2024 đến nay khiến 1/3 diện tích bị hư hại."3 luống này bị vàng lá, còi cọc không thể lên đòng được. Tôi đã chăm bón rất kỹ nhưng không cứu nổi, thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, mưa liên tục, lạnh lẽo không có nắng ấm nên hoa bị bệnh nhiều", ông Hoan cho biết.Ghi nhận ngày 19.1 tại vùng canh tác hoa lay ơn Ngọc Lãng (TP.Tuy Hòa) và vùng Đông Phước (H.Phú Hòa), nhiều diện tích hoa bị vàng lá, hư hại. Nhiều trường hợp không thể cứu chữa, bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang luống khác. Ước tính thiệt hại do thời tiết gây ra khoảng 30 - 40% diện tích.Không chỉ đối mặt với tình trạng hoa hư hại mất mùa, nhiều nông dân trồng hoa lay ơn tại Phú Yên còn lo ngại cảnh mất mùa, mất giá khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến tết nhưng thương lái ít lui tới xem hoa."Tầm này những năm trước là thương lái đến xem và đặt hàng rồi nhưng mấy hôm nay rất ít người lui tới xem hoa. Cứ tưởng mất mùa thì được giá nhưng với tình trạng này chúng tôi thực sự rất lo lắng. Chỉ mong được giá là bán chứ thời tiết này rất nguy hiểm, hoa lên đòng mà gặp mưa là hư hết", ông Hoan nói.Chỉ còn 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, nhiều nhà vườn trồng hoa cúc tại P.9 (TP.Tuy Hòa) đứng ngồi không yên vì hoa chưa nở. Các hộ dân tìm đủ cách để kích những bông hoa cương nụ bung nở nhưng không mấy khả quan.Bà Nguyễn Thị Thu Hà (ở P.9, TP.Tuy Hòa) cho biết, năm nay thấy tình hình kinh tế khó khăn, dự đoán sức mua kém nên bà chỉ trồng 200 chậu cúc. Không may, thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến hoa nở muộn, gia đình bà phải chong đèn suốt ngày đêm để mong hoa nở kịp tết. Theo bà Hà, giá hoa tết năm nay cũng không cao, thương lái chỉ mua với mức 300.000 - 350.000 đồng/chậu. "Đã không được mùa còn mất giá. Thời tiết năm nay bất lợi khiến bà con trồng hoa tết rất vất vả. Vụ hoa tết chỉ diễn ra trong 4 tháng nhưng mất 2 tháng lạnh, không có nắng, nụ hoa không thể phát triển tốt, gió mạnh làm te, gãy ngọn", bà Hà chia sẻ.Tỉnh Phú Yên hiện có hơn 400 nông dân trồng hoa bán trong dịp Tết Nguyên đán 2025 với tổng diện tích khoảng 120 ha. Trong đó, hoa cúc hơn 30.000 chậu, quất 14.000 chậu, mai 13.000 chậu và các loại cây, hoa khác khoảng 10.000 chậu. Do đợt mưa kéo dài trong tháng 11 và 12.2024 nên tỷ lệ hoa nở trúng dịp tết đạt thấp.Ông Trần Văn Tuyến, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP.Tuy Hòa, cho biết: "Nhiều nhà vườn đầu tư cả trăm triệu đồng để trồng hoa tết nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận. Hoa mai có thể chăm dưỡng bán vào năm sau nhưng cúc thì không. Người dân cũng đoán trước thời tiết năm nay khắc nghiệt do lập xuân muộn nhưng vẫn trở tay không kịp, hiện họ dùng nhiều cách để mong kích hoa cúc ra nụ, nở sớm".